“Bắt bệnh” và tự sửa quạt điện tại nhà

Tự sửa chữa quạt điện tại nhà

Quạt làm mát là thiết bị thiết yếu trong mỗi gia đình. Thế những chúng cũng thường xuyên gặp nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng. Để tiết kiệm chi phí sửa chữa, người dùng nên tự mình tìm hiểu để có thể bắt bệnh quạt ngay tại nhà. Dưới đây là những căn bệnh thường gặp và các cách tự sửa quạt điện tại nhà.

1. Cách tự sửa quạt điện quay chậm hoặc không quay

Chiếc quạt mát sau một thời gian sử dụng thậm chí vừa mới mua về có hiện tượng quay chậm hoặc không quay. Điều này gây khó chịu cho người dùng. Hiện tượng này xảy ra thường do 4 nguyên nhân: quạt bám bụi, quạt bị khô dầu, quạt bị hỏng tụ điện, hỏng dây đồng.

  • Quạt bị bám quá nhiều bụi

Tình trạng:  Đây là lí do phổ biến nhất trong những quạt quay chậm. Sau 1 thời gian sử dụng thì lồng quạt, cánh quạt, motor bị bám nhiều bụi gây bít giữ quạt không quay được nhanh. Bụi bẩn làm quạt hoạt động kém hơn, sức gió yếu và không được êm ái.

Vệ sinh quạt
Vệ sinh quạt

Cách khắc phục: là vệ sinh quạt định kỳ 1-2 tháng/lần. Khi vệ sinh, bạn nên tháo hẳn phần lồng và cánh quạt ra để vệ sinh được cả động cơ ở trong. Điều này giúp cho quạt được sạch sẽ, hoạt động êm ái hơn. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho quạt.

Xem thêm Cách vệ sinh quạt thông gió đúng cách

  • Quạt bị khô dầu

Tình trạng: Khi quạt bị khô dầu, lực ma sát lên cánh quạt lớn khiến cánh không quay được nhanh. Lúc này ta sẽ thấy tiếng ồn khi quạt quay.

Để chắc chắn xem quạt có bị khô dầu không. Bạn hãy thử rút điện rồi quay quạt bằng tay xem cánh có bị cản lại. Hoặc chỉ quay được một thời gian là dừng hay không.

Vị trí tra dầu cho quạt điện
Vị trí tra dầu cho quạt điện

Cách khắc phục: tình trạng này là tra dầu cho quạt.Bạn cần tháo hộp điều khiển, vệ sinh động cơ kể cả bó bạc, làm sạch vết dầu bị vón cục rồi nhỏ dầu nhớt vào ổ trục. Nếu bó bạc hoặc trục bị hư mòn thì nên thay mới. Điều này sẽ giúp quạt hoạt động trơn tru trở lại và làm mát hiệu quả hơn.

  • Quạt bị hỏng tụ điện:

Tình trạng: Nhận biết dấu hiệu tụ điện của quạt bị hỏng là khi quạt không quay nhưng vẫn có tiếng ù ù phát ra. Ngoài ra trục động cơ có thể rung mạnh. Để chắc chắn hơn thì bạn có thể tháo ra và quan sát xem tụ có bị nứt, bị phồng hay bị thủng hay không.

Kiểm tra tụ điện của quạt
Kiểm tra tụ điện của quạt

Cách khắc phục: đối với tụ điện thì bạn nên mang ra quán sửa chữa đồ điện để được thay tụ mới. Nếu bạn có kinh nghiệm sửa chữa quạt thì có thể mua 1 chiếc tụ điện và về tự thay tại nhà.

  • Quạt bị hỏng dây đồng

Tình trạng: Nếu quạt điện đột ngột không chạy, sau khi kiểm tra nguồn điện và các vấn đề xung quanh mà không tìm ra nguyên nhân. Thì hãy kiểm tra xem cuộn dây đồng có bị đứt hay không. Tình trạng này sảy ra khá phổ biến ở các chiếc quạt rẻ tiền.

Kiểm tra dây đồng khi quạt không chạy
Kiểm tra dây đồng khi quạt không chạy

Cách khắc phục: Đối với tình trạng này thì bạn nên mang quạt ra quán sửa chữa để thay hoặc bó lại dây đồng. Người dùng cũng nên lựa chọn tìm quạt được quấn dây đồng 100% thay vì quạt rẻ tiền quấn bằng dây nhôm

2. Nút bấm quạt bị kẹt

Tình trạng: Khi các nút trên quạt như: núm điều chỉnh tốc độ, nút điều chỉnh quạt quay bị kẹt sau một thời gian dài sử dụng. Điều này là do ma sát trong quá trình hoạt động làm phần kim loại chỗ tiếp điện bị mòn. Hoặc lâu ngày bị gỉ sét, bám bẩn nên các nút bấm/công tắc điều chỉnh tốc độ khó tiếp điện.

Quạt bị hỏng/kẹt nút bấm
Quạt bị hỏng/kẹt nút bấm

Cách khắc phục là dùng dầu bôi trơn rãnh của các phím, nút bấm để làm sạch gỉ đồng và tẩy các chất bẩn. Sau đó ấn bật các nút nhiều lần cho đến khi các nút hoạt động bình thường. Nếu kim loại phần tiếp điện bị bào mòn, phải thay nút mới.

3. Cánh quạt bị rơi

Tình trạng: Cánh quạt tra vào động cơ quạt bằng một trục quay dạng xoắn ốc. Nếu sử dụng lâu, ma sát khi cánh quạt quay có thể làm cho trục quay bị mòn. Nên không giữ được cánh quạt khi lực quay quá lớn, làm cánh bị rơi ra khỏi trục.

Sửa quạt khi cánh quạt bị rơi ra ngoài
Sửa quạt khi cánh quạt bị rơi ra ngoài

Cách khắc phục: Sự cố này chỉ có thể giải quyết triệt để bằng cách thay trục quay. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi có tay nghề, bạn nên đem ra cửa hàng chuyên nghiệp bên ngoài để sửa chữa.

4. Quạt bị nóng

Tình trạng: quạt sử dụng một thời gian ngắn thì phần đầu động cơ đã nóng ran. Đây là trường hợp khá phổ biến, nguyên nhân có thể do sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong thời gian liên tục quá lâu. Hoặc do mô-tơ quạt bị khô làm cho sự ma sát khi quay quá lớn gây ra tác dụng nhiệt.

Cách khắc phục: Để làm cho quạt bớt nóng, cần lưu ý không nên sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong một khoảng thời gian dài. Nếu do lỗi mô-tơ thì bạn cần tháo mô-tơ quạt và dùng dầu bôi trơn cho động cơ.

Trên đây là những bệnh cơ bản thường gặp nhất khi sử dụng quạt điện. Hi vọng sau bài viết này bạn đã có thể tự bắt bệnh và tự sửa quạt điện ngay tại nhà.

Theo dõi mục Mẹo- Kinh nghiệm hay để biết thêm nhiều mẹo hay hơn trong cuộc sống.

0/5 (0 Reviews)

0906219896